TIN TỨC > CHUYÊN MỤC ĐOÀN THANH NIÊN
Có 24,955 người đã xem bài viết này!
BÀI TUYÊN TRUYỀN TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ, RƯỢU BIA
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Thuốc lá đe dọa sức khỏe loài người còn nặng hơn cả AIDS. Người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết không say bê bết như người uống rượu mà bị gặm nhấm từ từ. Các bệnh do thuốc lá gây nên ệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen, nhiễm trùng đường hô hấp, hút thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…Không những thế còn ảnh hưởng gây độc đối với người xung quanh. Những người làm việc cùng phòng với người nghiện thuốc cũng có nguy cơ bị viêm phế quản, ung thư, tim mạch. Chúng ta cùng tìm hiểu về những thành phần trong thuốc lá.
Uống nhiều rượu sẽ có hại cho sức khỏe, chẳng những gây hại cho bản thân mình, rượu còn gây tổn hại về nhiều mặt vật chất, tình cảm với mọi người xung quanh. Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh rằng nếu uống quá nhiều rượu sẽ tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.
A. Thuốc lá:
a. Tìm hiểu về thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Thuốc lá đe dọa sức khỏe loài người còn nặng hơn cả AIDS. Người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết không say bê bết như người uống rượu mà bị gặm nhấm từ từ. Các bệnh do thuốc lá gây nên ệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen, nhiễm trùng đường hô hấp, hút thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…Không những thế còn ảnh hưởng gây độc đối với người xung quanh. Những người làm việc cùng phòng với người nghiện thuốc cũng có nguy cơ bị viêm phế quản, ung thư, tim mạch. Chúng ta cùng tìm hiểu về những thành phần trong thuốc lá.
1. Nicotine:
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. Nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
Cơ quan kiểm soát dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não
2. Monoxit carbon (khí CO):
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với áp lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá:
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
4. Các chất gây ung thư:
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
II. RƯỢU, BIA
Uống nhiều rượu sẽ có hại cho sức khỏe, chẳng những gây hại cho bản thân mình, rượu còn gây tổn hại về nhiều mặt vật chất, tình cảm với mọi người xung quanh. Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh rằng nếu uống quá nhiều rượu sẽ tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.
1.Rượu là gì ?
Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau: Bia, nước giải khát có gaz, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước…Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 đến 500). Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Như vậy thành phần chính và cũng là tác nhân chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic. Sau khi uống rượu vào cơ thể, sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu nhanh chóng vào cơ thể và sự nỗ lực của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.
2. Rượu được hấp thu vào cơ thể như thế nào ?
Khi uống rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh trực tiếp vào máu với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Tốc độ hấp thu của rượu vào máu sẽ chậm hơn nếu dạ dày có thức ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn rổng. Ngược lại nếu rượu được uống cùng lúc hoặc xen kẽ với các loại thức uống có gaz như sodo, coca v.v… tốc độ hấp thu rượu vào máu sẽ gia tăng và làm người uống sẽ mau say hơn. Sau khi hấp thu, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lượng nhỏ rượu còn nguyên dạng (khoảng 5-10%) thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống…Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể.
3. Cơ thể chúng ta đào thải rượu ra bên ngoài như thế nào?
Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu). Phần lớn số lượng rượu còn lại (khoảng 90% hay nhiều hơn) sẽ được chuyển hóa ở gan để thành những chất không độc đào thải ra ngoài cơ thể. Đây chính là khả năng chuyển hóa giải độc rượu của gan Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh hưởng tác hại nặng nề nhất.
4. Rượu gây tác hại trên gan như thế nào?
Rượu gây nhiều tác hại trên gan, đây là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và càng uống lâu dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên gan. Một trong những căn bệnh dễ thấy nhất là bệnh xơ gan mãn tính. Dấu hiệu của bệnh này là buồn nôn, sưng khớp, đau ở bụng, mệt mỏi. Chứng khó tiêu, đầy hơi trong một số trường hợp chỉ là những rối loạn tiêu hóa cấp thời, có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị với vài loại thuốc điều trị triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp khác đầy hơi, khó tiêu lại là biểu hiện của những tổn thương thực thể của các bệnh lý gan giai đoạn đầu nếu cứ coi thường, bỏ qua, không khám & điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Thống kê từ các bệnh viện cho thấy số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh xơ gan do uống rượu quá nhiều có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Khoảng ¼ số bệnh nhân nằm tại khoa Tiêu hóa là xơ gan. Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau vi-rút viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan…
5. Các bệnh lý về gan do rượu mà chúng ta thường gặp là:
Gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do rượu, xơ gan do rượu, ung thư gan…
Ngồn: Internet
CÁC TIN LIÊN QUAN
- ĐOÀN THANH NIÊN VỚI CÔNG TÁC SÁNG KIẾN, SÁNG TẠO
- ĐOÀN THANH NIÊN VNPT ĐÀ NẴNG THAM GIA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GÂY QUỸ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI
- 10 bí quyết tự học tiếng Anh tại nhà hiệu quả
- 5 cách học tiếng nhanh nhất/ Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất
- BỘ INFOGRAPHIC 04 BÀI HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ DÀNH CHO ĐOÀN VIÊN
- VNPT ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG HỖ TRỢ CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO MƯA BÃO, LŨ LỤT GÂY RA TẠI HUYỆN PHƯỚC SƠN
- ĐOÀN THANH NIÊN VNPT ĐÀ NẴNG THAM GIA HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
- Đoàn Thanh niên VNPT Đà Nẵng hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7
- Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 4/2020
- Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 3/2020
- Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 01&02/2020
- Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc xây dựng Tổ chức Đoàn vững mạnh
- Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với tu dưỡng đạo đức suốt đời
- ĐOÀN THANH NIÊN VNPT ĐÀ NẴNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH “CÂY MÙA XUÂN” NĂM 2020
- ĐOÀN THANH NIÊN VNPT ĐÀ NẴNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH “XUÂN ẤM ÁP, TẾT YÊU THƯƠNG”
- Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 11/2019
- Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10/2019
- Đoàn Thanh niên VNPT với phong trào học Tiếng Anh qua MyEnglish
- Nghiên cứu: Chúng ta ăn vào ít nhất 50.000 vi hạt nhựa một năm
- VNPT triển khai “nghị quyết hóa hành động” tiến vào CMCN 4.0