TIN TỨC > CHUYÊN MỤC ĐOÀN THANH NIÊN

Có 12,727 người đã xem bài viết này!

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 01&02/2020

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN

Tháng 01, 02/2020


MỪNG ĐẢNG ĐÓN XUÂN 2020

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 – 03/02/2020)

 

 

I. Bài học đoàn kết từ ngày đầu thành lập Đảng

Bài học đoàn kết được ghi nhận ngay từ ngày hợp nhất thành lập Đảng cách đây vừa tròn 90 năm, hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Sách Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2006, tập 2, trang 6) ghi theo tác giả T.Lan Vừa đi đường vừa kể chuyện: “Năm 1930 - Tháng 2, khoảng từ ngày 5 đến ngày 8, Nguyễn Ái Quốc “đãi” các đại biểu một bữa cơm nhân dịp Tết Nguyên đán, vừa tiết kiệm vừa linh đình, nhân sự kiện thành lập Đảng”. Chỉ vài dòng ngắn đó cũng cho thấy nhiều điều từ tính cách, phong cách và cả những tinh thần, tư tưởng lớn của Người. Bữa cơm thân mật “vừa linh đình” - thể hiện sự vui mừng trước việc đoàn kết, thống nhất của những người đồng chí, “vừa tiết kiệm” - vẫn là phong cách giản dị quen thuộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng cũng nói lên ý tứ cẩn trọng, sự lo toan dự trù cho những bước đường xa.

1. Trước đó, giữa những ngày Tết Nguyên đán Canh Ngọ (1930), hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (là các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu) cùng với hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (là các đồng chí Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm) đã họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và bàn một việc quan trọng: Thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để thành lập một đảng cộng sản duy nhất, đại diện cho tiếng nói của độc lập dân tộc và đoàn kết toàn dân. Theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc, ngày 28.2.1930, với Quốc tế Cộng sản: “Chúng tôi họp từ ngày 6.1, ngày 8.2, các đại biểu lên đường về nước”.

Với uy tín và kinh nghiệm của mình, những sự phân tích thấu tình đạt lý của Nguyễn Ái Quốc về vai trò, trách nhiệm của những người cộng sản trước vận mệnh dân tộc nhận được sự nhất trí của các đại biểu. Nguyễn Ái Quốc đã đoàn kết lại những người cộng sản Việt Nam, hướng mọi chiến sĩ cách mạng tới một mục tiêu chung. Các đại biểu dự hội nghị đã nhất trí hợp nhất hai tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Ngày 24.2.1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đề nghị Ban Chấp hành lâm thời kết hợp tổ chức này vào Đảng. Việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản Việt Nam đã được hoàn thành trên thực tế. Sự kiện thành lập Đảng là bước ngoặt trọng đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam. Sự kiện này cũng ghi nhận sự đoàn kết, nhất trí của những chiến sĩ cộng sản ngay từ buổi đầu tổ chức còn manh nha trứng nước. Những bất đồng có tính cục bộ giữa những người cộng sản đã được dẹp bỏ để tất cả cùng hướng tới mục tiêu chung cao cả là đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, giành hạnh phúc cho nhân dân.

2. Với tất cả những nỗ lực của mình, bằng những bước đi vững chắc, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị mảnh đất để gieo những “hạt giống đỏ” đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, từng bước đưa tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Người về với thực tiễn cuộc đấu tranh của dân tộc.

Trong những năm 1925 - 1929, với sự hoạt động sôi nổi mạnh mẽ của lớp cán bộ được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện ở Quảng Châu, phong trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt so với thời kỳ trước. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đặt ra yêu cầu phải có một đảng cộng sản đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng thay cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 3.1929, những người tích cực nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kỳ đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội) rồi sau đó thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ngày 17.6.1929. Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam kỳ cũng cải tổ thành An Nam Cộng sản Đảng trong tháng 8.1929. Tháng 9.1929, những đại biểu cấp tiến của Tân Việt đã ra Tuyên đạt chính thức lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Những người cộng sản trong cả ba tổ chức cộng sản đó đều tích cực mở rộng mạng lưới cơ sở, phát triển đảng viên và địa bàn ảnh hưởng của mình. Đã diễn ra tình trạng chia rẽ, giành quần chúng, cạnh tranh ảnh hưởng, thậm chí công kích lẫn nhau giữa các tổ chức. Thực tế đó đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, đặt ra yêu cầu cấp bách hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất để có thể đảm nhận vai trò lịch sử lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

3. Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt của một chiến sĩ cộng sản nhiều kinh nghiệm, trước nguy cơ từ sự chia rẽ của những người cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập và chủ trì Hội nghị Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng thành công cũng ghi nhận cống hiến quan trọng của Người khi quyết tâm và sáng suốt siết chặt lại đội ngũ các chiến sĩ cộng sản Việt Nam trên đường đấu tranh từ những bước gian truân ban đầu. Cũng trong Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản sau hội nghị, ngày 28.2.1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “Từ nay, với chính sách đúng và với sự thống nhất, chúng tôi có thể chắc rằng Đảng Cộng sản sẽ tiến bộ nhanh chóng”(i). Thực tiễn lịch sử đã chứng minh nhận định đúng đắn đó. Sau 90 năm, chúng ta càng thấy rõ hơn sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, kịp thời và vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với việc tổ chức thành công hội nghị hợp nhất thành lập Đảng - một sự kiện mang tính bước ngoặt trong phong trào cách mạng Việt Nam và của lịch sử dân tộc nói chung.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công vẫn là điều luôn luôn đúng. Trong bối cảnh tình hình mới, trước những nguy cơ cả bên ngoài và bên trong đang hiện hữu, tinh thần đó, phương châm đó vẫn cần được phát huy cao độ.

 

I. Bác Hồ với mùa Xuân của Đảng, của đất nước và dân tộc.

QĐND - Vào dịp Tết Canh Ngọ 1930, cách đây tròn 89 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Người sáng lập Đảng là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, là Bác Hồ của nhân dân ta.

Đảng ta ra đời vào mùa xuân-mùa xuân của đất nước và dân tộc. Thế là từ bấy đến nay, nhất là từ khi nước nhà độc lập, thống nhất, cứ mỗi lần Tết đến, Xuân sang, nhân dân ta lại một lần mừng năm mới, mừng xuân, mừng Đảng, mừng đất nước, mừng dân tộc. Những cái mừng ấy hòa quyện với nhau làm một, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn để Tổ quốc đi lên.

Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu của Đảng và của dân tộc ta, là hiện thân sáng ngời của cách mạng và kháng chiến, của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến khi Bác về cõi vĩnh hằng, Người đã có 24 năm cùng toàn dân và toàn quân đón Tết, vui Xuân. Năm nào Bác cũng có thư hoặc thơ chúc Tết.

Nếu có ai hỏi trong 24 cái Tết ấy, Tết nào là Tết đặc sắc nhất của Bác, câu trả lời sẽ là: Không! Không thể nói Tết nào là đặc sắc nhất, bởi mỗi cái Tết của Bác đều có nét đặc sắc riêng, không thể nào đo đếm đơn thuần được. Nhưng nếu lựa chọn bất kỳ, thì mùa xuân này, tôi xin lấy Tết Mậu Tý 1948 làm ví dụ. Mậu Tý 1948 cách Mậu Tuất 2018 vừa tròn 70 năm.

Mậu Tuất 2018 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cũng là năm thứ ba của giai đoạn phấn đấu nước rút, nhằm sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Còn Mậu Tý 1948 cũng là năm thứ ba của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kể từ khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ; là năm mở đầu cho giai đoạn cầm cự để tiến lên chuẩn bị tổng phản công trong giai đoạn tiếp theo.

Năm ấy, quân và dân ta vừa trải qua một cuộc thử lửa, đập tan cuộc tiến công chiến lược Thu-Đông của kẻ thù hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến ngay tại căn cứ địa Việt Bắc. Năm ấy, trong âm vang còn sôi nóng của chiến thắng, Bác Hồ đã gửi “Thư chúc Tết” đến đồng bào và chiến sĩ cả nước:

Năm Hợi đã đi qua

Năm Tý vừa bước tới

Gửi lời chúc đồng bào

Kháng chiến được thắng lợi…

Ngày 7-2-1948 (tức 28 tháng Chạp năm Đinh Hợi), Bác mời đại biểu Ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy… đến dự bữa cơm liên hoan Tất niên và đón mừng năm mới. Bàn chuyện kháng chiến, Người nói: “Trường kỳ kháng chiến thì phải trường kỳ động viên. Động viên tinh thần, động viên vật chất, động viên sức người, sức của để thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, làm cho thế và lực của ta mau chuyển biến”.

Ngày 24-2-1948 (tức Rằm tháng Giêng năm Mậu Tý), Bác viết thư khen toàn thể bộ đội Khu 2 và Khu 3 về thành tích xóa xong nạn mù chữ. Trong thư, Người nêu rõ: “Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm... Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng”. Người còn dặn: “Sự học hỏi là vô cùng… Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch”.

Đêm đến, sau khi dự một hội nghị ở chốn “yên ba thâm xứ”, Người xuôi thuyền về căn cứ. Nhân trăng sáng, cảnh đẹp, Người làm bài thơ chữ Hán với đầu đề  “Nguyên tiêu”; dịch là:

            Rằm tháng Giêng

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Bản dịch của Xuân Thủy)

Bàn việc quân mà lời thơ thật tao nhã, thật cao sâu!

Trước và sau Tết Mậu Tý 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách lớn để đẩy mạnh kháng chiến. Người chủ tọa Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng) để đánh giá những chuyển biến trong so sánh lực lượng địch-ta và đề ra những nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế. Người chủ trì nhiều cuộc họp của Hội đồng Chính phủ và Hội đồng Liên bộ bàn các vấn đề tổ chức và nhân sự, phong quân hàm, phát triển phong trào thi đua.

Người đã ký hàng loạt sắc lệnh phong quân hàm cho nhiều tướng lĩnh có võ công xuất sắc, hợp nhất các khu thành liên khu, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo các ủy ban kháng chiến hành chính các miền, các khu, các bộ và các ngành Trung ương, đánh dấu bước cải tổ quan trọng bộ máy quân đội và chính quyền các cấp.

Theo Sắc lệnh số 110/SL ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp. Các sắc lệnh khác phong quân hàm Trung tướng cho Khu trưởng Chiến khu 7 kiêm Ủy viên quân sự Nam Bộ Nguyễn Bình; phong quân hàm Thiếu tướng cho: Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoàng Văn Thái, Khu trưởng Chiến khu 4 Nguyễn Sơn, Khu trưởng Chiến khu 2 Hoàng Sâm, Khu trưởng Chiến khu 1 Chu Văn Tấn, Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ Trần Tử Bình, Cục trưởng Cục Chính trị Văn Tiến Dũng, Chính ủy Chiến khu 2 Lê Hiến Mai, Cục trưởng Cục Quân giới Trần Đại Nghĩa.

Về chính quyền, Người ký sắc lệnh công nhận các ông: Lê Đình Thám làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Nam Trung Bộ; Hồ Tùng Mậu làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Liên khu 4…

Gửi thư tới Hội nghị Tình báo toàn quốc, Người biểu dương những cố gắng, sáng kiến của các cán bộ và nhắc nhở: “Từ trên xuống dưới, mọi người phải cố gắng nghiên cứu, học tập. Ta chớ giấu dốt, chớ xấu hổ, học hỏi lẫn nhau, học hỏi người ngoài. Tổ chức của ta còn trẻ, kinh nghiệm còn ít. Ta chỉ có một cách để theo kịp và đi quá người: Là ra sức học hỏi”.

Gửi thư cho Giám đốc Sở Công an Khu 12, Người nêu lên 6 điều về “tư cách của người công an cách mệnh”, mà cho đến tận ngày nay, ngành công an vẫn liên tiếp phát động các phong trào học tập.

Gửi thư tới Hội nghị Tư pháp toàn quốc, Người căn dặn: Với tư cách là người thi hành pháp luật, “phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” (phụng công, thủ pháp là chăm lo việc công, giữ gìn pháp luật).

Bác Hồ luôn nhắc nhở cán bộ lãnh đạo phải biết trọng dụng nhân tài, tôn trọng và học hỏi nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân sĩ, trí thức. Bác tặng tướng Nguyễn Sơn, vị tướng giàu tài năng và cá tính, bức thiếp thư bằng chữ Hán, đại ý là:

Tặng chú Sơn:

Cái gan cần phải to lớn

(nhưng) Cái tâm thì nên tế nhị, chín chắn.

Cái trí phải suy nghĩ cho toàn diện

(và) Đức hạnh phải vuông vắn, ngay thẳng.

Xuân Mậu Tý 1948 cũng như mọi mùa xuân khác, trước đó cũng như sau này, Bác Hồ luôn hết lòng chăm lo cho đất nước, cho dân tộc, cho Đảng, cho công việc và cho mỗi con người.

Xuân Mậu Tuất 2018 năm nay, cũng như bao mùa xuân khác từ khi Người về cõi vĩnh hằng, chúng ta vẫn thấy như luôn có Bác bên mình. Mong xuân này sẽ khởi đầu một năm mới đầy khởi sắc. Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng bộ máy lãnh đạo và quản lý tinh gọn, hiệu quả sẽ gặt hái thêm nhiều kết quả mới; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục được đẩy mạnh, để vườn xuân đất nước ngày càng nảy lộc, đơm hoa, kết trái.

II. Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động chào đón năm mới 2020

 

Chào đón năm mới Canh Tý 2020, tại TP Đà Nẵng sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhân dân và du khách.

Thông tin từ UBND thành phố Đà Nẵng chiều 21/1 cho biết, trong chuỗi các hoạt động chào đón năm mới Canh Tý và phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân, trên địa bàn TP sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vui Xuân, đón Tết.

Trong đó, đáng chú ý là chương trình bắn pháo hoa đêm giao thừa kéo dài 15 phút, bắt đầu vào lúc 00 giờ 00 ngày 25/01/2020 và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Có 3 địa điểm bắn gồm: Trên cầu Nguyễn Văn Trỗi (giáp ranh giữa quận Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn); khu vực trước Trung tâm hành chính quận Liên Chiểu; Khu Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang (đầu đường phía tây trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hòa Vang).

Cùng với việc bắn pháo hoa, UBND TP Đà Nẵng cũng đã bố trí cho cầu Rồng phun nước, phun lửa trong 4 đêm liên tiếp (từ 29 tháng chạp đến mùng 2 Tết) để phục vụ du khách thưởng lãm.

Đồng thời, Đà Nẵng cũng tổ chức vận hành quay nhịp cầu sông Hàn trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, bắt đầu từ 23-24h các ngày 25 và 26/1 (tức các đêm mùng 1, mùng 2 tết).

Trước đó, từ 22/1 Đà Nẵng sẽ bắt đầu mở cửa tham quan đường hoa Tết dọc sông Hàn và các địa điểm trung tâm TP cũng như Quảng trường 2/9.

Liên tục trước, trong và sau Tết nguyên đán năm nay, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác dự kiến sẽ thu hút đông đảo người dân và du khách như: Chương trình nghệ thuật chủ đề “Sắc xuân 2020” chào mừng năm mới Tết Canh Tý 2020 và kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Triển lãm tư liệu kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng và Trưng bày Báo Xuân Canh Tý tại tiền sảnh Thư viện Khoa học Tổng hợp TP (kéo dài trong 15 ngày kéo dài trước, trong và sau Tết); Triển lãm “Sắc xuân Canh Tý 2020” tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, giới thiệu đến công chúng 40 tác phẩm của các họa sĩ và 50 bức tranh của các em thiếu nhi về đề tài mùa xuân và con giáp của năm Canh Tý; Chung kết cuộc thi “Tài năng Nghệ thuật 2020”, diễn ra và các ngày 28, 29/01/2020 (tức mùng 4,5 Tết) tại Công viên Bờ Đông cầu Rồng. Chương trình nghệ thuật “Đà Nẵng vào Xuân”, diễn ra vào ngày 01/2/2020 (mùng 8 Tết) cũng tại Công viên Bờ Đông cầu Rồng.

Ngoài ra, trong dịp Tết năm nay, tại Bà Nà Hills sẽ diễn ra một lễ hội “siêu to khổng lồ” với thảm hoa rực rỡ được tạo thành bởi 1,5 triệu bông tulip với 57 giống hoa quý hiếm nổi tiếng thế giới cùng Vườn hồng ngàn bông với hơn 54 loài hoa hồng. Tại đây, mỗi ngày từ 09h30 đến 15h00 sẽ có những màn trình diễn nghệ thuật ấn tượng dự kiến sẽ làm hài lòng du khách trong những ngày xuân mới.

Một lựa chọn khác cho mọi người đến tham quan, vui xuân trong dịp Tết này là từ 15/01 – 20/02/2020, tại tổ hợp giải trí và du lịch CocoBay sẽ diễn ra các hoạt động Tết Việt xưa với chủ đề “Tết miền di sản”. Tại đây, người dân và du khách sẽ được đắm mình trong không khí ngày đầu năm mới đậm đà hương vị quê hương, cội nguồn./.

III. Các hoạt động “Xuân tình nguyện” của Đoàn thanh niên thành phố Đà Nẵng tổ chức.

1. Tổ chức gặp mặt, tặng quà, động viên các hộ gia đình đặc biệt khó khăntrên địa bànquận Hải Châu

+ Thời gian: Tháng 01/2020

+ Địa điểm: tại UBND Quận Hải Châu - Số 270 Trần Phú, Tp.Đà Nẵng.

+ Đối tượng gặp mặt:Các hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn của quận Hải Châu.

+ Số lượng: 100 hộ gia đình, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng.

+ Tổng kinh phí: 50.000.000 đồng.

2. Hoạt động hỗ trợ vé xe cho sinh viên, công nhânkhó khăn về quê ăn Tết

+ Thời gian: các đơn vị khối Đại học, Cao đẳng và khối các Khu Công nghiệp tự chọn trước ngày 01/2020

+ Địa điểm: Tại các đơn vị

+ Đối tượng tặng vé xe:Sinh viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn Tết (có phân bổ số lượng riêng).

+ Kinh phí: 100.000.000 đồng.

3. Tổ chức chương trình văn nghệ mừng Đảng đón Xuân, tặng quà cho thiếu nhi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

- Tổ chức thi văn nghệ theo Kế hoạch riêng của Hội đồng Đội và Nhà Thiếu nhi thành phố; tặng quà cho học sinh nghèo, con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Số lượng : dự kiến 100 em.

+ Thời gian : dự kiến trong tháng 01/2020.

+ Kinh phí : 50.000.000 đồng.

4. Chương trình giao lưu, thăm,tặng quà cho thanh thiếu niên tại Trường Giáo dưỡng Tân Hòa và thanh niên tại Cơ sở xã hội Bàu Bàng.

+ Thời gian và địa điểm:

- Trường Giáo dưỡng Tân Hòa (Hòa Phú, huyện Hòa Vang)

- Cơ sở xã hội Bàu Bàng (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang)

- Nội dung: Giao lưu văn hóa văn nghệ, gặp gỡ động viên giữa đoàn viên thanh niên thành phố với các thanh niên đang học tập, sinh hoạt, rèn luyện tại các Trung tâm.

5. Chương trình “Bánh chưng xanh.

- Nội dung: Tổ chức nấu và tặng bánh chưng.

- Thời gian: Dự kiến ngày 01/2020

- Địa điểm: Dự kiến tại các trung tâm bảo trợ trên toàn thành phố.

- Đối tượng: Công nhân lao động, người nghèo, thanh niên khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam.

6. Thăm tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng và gia đình Cựu Cán bộ Đoàn qua các thời kỳ.

- Nội dung: tổ chức thăm hỏi, động viên các Mẹ Việt Nam Anh hùng và các đồng chí là Cựu Cán bộ Đoàn qua các thời kỳ trên địa bàn thành phố.

- Thời gian: Dự kiến trong tháng 01/2020.

7. Thăm, động viên và tặng quà cho các nạn nhân chịu ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.

- Nội dung: Thăm hỏi, tặng quà cho các nạn nhân tại Trung tâm bảo trợ nạn n<span style="font

CÁC TIN LIÊN QUAN

Trang 1 2 3 4 5