TIN TỨC > TIN CHUYÊN NGÀNH
Có 12,243 người đã xem bài viết này!
Kết nối Internet quốc tế hết nghẽn từ đêm 10/2
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cho biết sẽ đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn từ đêm nay.
Đây là cam kết của các nhà mạng Việt Nam sau cuộc họp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với các doanh nghiệp viễn thông nhằm xử lý sự cố đứt cáp quang biển, diễn ra chiều 9/2 tại Hà Nội.
Theo đó, nhà mạng khẳng định sẽ áp dụng những biện pháp kỹ thuật, mở thêm dung lượng trên đất liền và chia sẻ dung lượng đi quốc tế với nhau để đảm bảo kết nối ổn định, không bị nghẽn.
Theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, trong giai đoạn này, các nhà mạng không nên cạnh tranh, mà nên hỗ trợ nhau cùng phát triển bền vững. Mạng có dung lượng ứng cứu còn dư nên chia sẻ cho bên thiếu. Nếu không đủ, cần mua bổ sung, nhằm đảm bảo "dung lượng sử dụng thực tế của khách hàng vào giờ cao điểm luôn ở mức không quá 90% dung lượng quốc tế mà nhà mạng có thể đáp ứng", tức dung lượng có sẵn phải cao hơn ít nhất 10% so với nhu cầu sử dụng của người dùng.
"Khi nhiều tuyến cáp quang biển đồng loạt gặp sự cố, ảnh hưởng kết nối Internet của Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông phải hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo. "Nếu sau khi áp dụng biện pháp kỹ thuật mà vẫn nghẽn, doanh nghiệp còn dung lượng sẽ san sẻ kết nối đi quốc tế cho doanh nghiệp thiếu để đảm bảo chất lượng dịch vụ". Ông cũng yêu cầu doanh nghiệp viễn thông mở thêm hướng kết nối trên đất liền và áp dụng biện pháp kỹ thuật để đảm bảo kết nối đi quốc tế.
Ở giai đoạn bình thường, các tuyến cáp quang biển của Việt Nam có tổng dung lượng khoảng 18,7 Tbps. Các nhà mạng thiết lập 60% cho hoạt động, 40% cho việc dự phòng. Trong giai đoạn bốn tuyến cáp quang gặp sự cố hiện nay, hạ tầng này mất tới 75% dung lượng, buộc nhà mạng phải mua thêm 3 Tbps.
Đây là lần đầu tiên tất cả doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam đối mặt với việc ứng cứu quy mô lớn khi số cáp quang biển bị sự cố nhiều nhất. Không chỉ Việt Nam, các quốc gia trong khu vực châu Á cũng bị ảnh hưởng. Trong bốn tuyến bị đứt, hai tuyến AAG và APG mất toàn bộ dung lượng, hai tuyến IA và AAE-1 còn một phần hoạt động. Hiện tuyến SMW-3 đi Hong Kong và Singapore, tuyến AAE-1 hướng đi Singapore và tuyến IA hướng đi Hong Kong vẫn đảm bảo kết nối 100%.
"Các doanh nghiệp viễn thông cũng cần chuẩn bị cho tình huống cáp biển có thể gặp sự cố tiếp để có phương án đảm bảo kết nối của Việt Nam đi quốc tế", ban chỉ đạo xử lý sự cố cho biết.
Lưu Quý (https://vnexpress.net/)
CÁC TIN LIÊN QUAN
- vnEdu - Hệ sinh thái giáo dục số toàn diện
- Ứng dụng điện toán đám mây trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
- Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với Viễn thông Đà Nẵng
- TP Hồ Chí Minh triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
- Giải pháp Bệnh viện thông minh của VNPT nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh
- Nhiều sản phẩm dịch vụ của VNPT đạt chứng nhận Thương hiệu Quốc gia
- Phát hành, quản lý vé điện tử siêu tiện ích với giải pháp VNPT eTicket
- Voice Brandname: Giải pháp quảng bá hiệu quả thương hiệu trong thời đại số
- Số hóa ngành Ngân hàng: Nhanh chóng và thuận tiện với bộ giải pháp của VNPT
- VNPT eContract: Sự lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp khi áp dụng hợp đồng lao động điện tử
- Chỉ còn hơn 10 ngày nữa để có cơ hội nhận iPhone 13 khi mua dịch vụ tại oneSME của VNPT
- Nạp điện thoại trên VNPT Money nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn
- VNPT địa bàn Đà Nẵng tổ chức đánh giá công tác PCTT sau 2 đợt mưa bão (bão số 4 và số 5), khen thưởng công tác khắc phục thiệt hại sau bão số 4.
- Bí quyết sinh tồn cho doanh nghiệp trong thế giới “Đa đám mây”
- VNPT Money hợp tác Sendo: Thêm lựa chọn thanh toán hữu ích cho khách hàng
- VNPT hỗ trợ thông tin liên lạc cho người dân Huế, Đà Nẵng khắc phục bão Sơn Ca
- VNPT ĐÀ NẴNG KHAI TRƯƠNG TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH GIÁO DỤC THÔNG MINH TẠI HÒA VANG
- KÝ THỎA THUẬN HỢP TÁC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT – HÀN
- Trường học thông minh – Nền tảng số đào tạo công dân số
- Dùng VietQR trên VNPT Money để chuyển, nhận tiền tới 36 ngân hàng trên hệ thống NAPAS