TIN TỨC > TIN CHUYÊN NGÀNH
Có 65,812 người đã xem bài viết này!
5 cách tăng tốc mạng gia đình
Mạng gia đình chậm chạp như… rùa. Vấn đề nằm ở đâu: router, Wi-Fi, ổ cắm điện… ?
Có thể bạn không còn hứng thú với truyền hình cáp nữa và muốn chuyển qua xem phim cũng như giải trí trên Internet. Đương nhiên bạn vẫn muốn xem các chương trình TV thông qua một hộp giải mã set-top box. Xu hướng này đang ngày càng thịnh.
Vậy thì, tăng tốc mạng kết nối Internet tại gia đình bạn sẽ là một thách thức. Bởi vì, một chiếc TV đời mới có kết nốiInternet sẽ “ngốn” băng thông, khiến tốc độ của mạng giảm xuống đáng kể. Nhưng để tối ưu hóa mạng sao cho đạt hiệu suất tối đa không phải là quá khó và tốn kém.
Dưới đây là 5 cách khiến mạng gia đình bạn trở nên tuyệt vời, và bạn sẽ có thể chào từ biệt công ty truyền hình cáp mà không hề vương vấn.
Nhưng trước tiên, hãy lưu ý một điều: mạng không dây của bạn hiện tại không thể chạy nhanh hơn kết nối Internet của mạng gia đình bạn. Nếu bạn có lý do để nghĩ rằng mạng của bạn không chạy nhanh như trước đây - hoặc lẽ ra phải nhanh tương ứng với phần cứng của bạn - hãy truy cập trang http://www.speedtest.net/ và kiểm tra tốc độ tải lên/xuống rồi so sánh chúng với những gì nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đã cam kết với bạn. Đây là động tác đầu tiên để phân biệt ISP của bạn có phải là thủ phạm khiến mạng chậm hay không.
1. Chuyển Router để sóng Wi-Fi phủ tốt hơn
Tiếp đến, hãy bắt đầu với những thao tác hết sức đơn giản để tối ưu hóa mạng không dây. Điều cần làm trước tiên là chuyển router đến một vị trí trung tâm hơn, hoặc đặt trong một căn phòng mà không bị ngăn cách bởi những bức tường dày, cũng như không có nhiều thiết bị khác có thể gây nhiễu. Các router phát tín hiệu dạng sóng lan rộng ra xung quanh theo mọi hướng, vì vậy nếu nó được đặt ở góc sâu nhất của căn nhà, hoặc dưới tầng hầm, tín hiệu có thể không đủ mạnh để xuyên vào tất cả các phòng. Như vậy một số phòng sẽ không có sóng Wi-Fi (hoặc quá yếu) để bạn có thể kết nối thiết bị với Internet.
Các chuyên gia vẫn thường khuyên rằng, để sóng Wi-Fi phủ rộng, router tích hợp tính năng phát sóng Wi-Fi nên được treo lên cao, nhưng cũng không nên sát với trần nhà đúc bê tông.
2. Coi chừng điện thoại không dây phát trùng kênh Router
Điện thoại không dây (thường gọi là mẹ bồng con) có thể gây nhiễu vì một số loại phát sóng trùng kênh với router của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng điều đó có thể xảy ra, hãy thử đổi kênh trên điện thoại và xem sóng Wi-Fi có còn bị nhiễu nữa hay không.
3. Mua một bộ mở rộng (Extender)
Vấn đề hóc búa nhất với bạn là mở rộng phạm vi vùng phủ sóng của mạng. Một tòa nhà nhiều tầng lầu hay khu biệt thự rộng khiến có những khu vực không nhận được tín hiệu (hoặc tín hiệu quá yếu) phát từ router. Và dĩ nhiên việc di chuyển router cũng không khả thi. Lúc đó bạn sẽ cần dùng tới bộ mở rộng tín hiệu. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả giá về hiệu suất vì tín hiệu qua bộ mở rộng sẽ bị yếu đi. Điều đó có thể không quan trọng nếu bạn chỉ lướt Web, nhưng nếu thường chơi game online, bạn sẽ cảm thấy thất vọng vì thỉnh thoảng sẽ bị “về thành dưỡng sức”. Đó cũng không phải cách tốt để xem phim trực tuyến trên TV qua các set-top box.
4. Thay đổi thiết bị mạng nếu cần
Nếu muốn tăng tốc cho mạng Wi-Fi hiện có của bạn sau khi đã cố gắng thử chuyển router tới một vài vị trí khác mà vẫn không ưng ý, có lẽ đã đến lúc bạn nên nâng cấp phần cứng mạng. Một số điều cần lưu ý:
Thành phần chạy chậm nhất trong mạng sẽ kéo tốc độ mạng trên toàn nhánh xuống theo.
Các chuẩn Wi-Fi đã thay đổi nhanh trong những năm qua. Các chuẩn 802.11a/b/g đã quá cũ. Chuẩn mới nhất 802.11n mới là thứ bạn cần.
Nhiều MTXT được sản xuất gần đây hỗ trợ công nghệ kết nối Wi-Fi theo chuẩn “n”. Và bạn hãy nhớ kiểm tra router (hay Wireless Access Point – AP, nếu dùng rời) có hỗ trợ chuẩn “n” hay không. Lưu ý là việc thay router (nếu không hỗ trợ “n”) là phương án tối ưu thay vì nâng cấp mạng bằng cách bổ sung AP và giữ lại router.
Việc cài đặt router mới không mất nhiều thời gian, và có thể nhận được hỗ trợ kỹ thuật miễn phí từ phía bán hàng. Một số router hiện nay được nhắm cho người dùng gia đình thiếu một số tính năng cao cấp thường được dùng trong doanh nghiệp, đổi lại chúng có giá rẻ và rất dễ cài đặt. Những tính năng cao cấp có lẽ chỉ thêm tốn tiền trong khi bạn hầu như không dùng tới chúng.
5. Để ý tới phương tiện truyền dẫn điện
Bạn nên nhớ, những thiết bị điện như dây dẫn, ổ cắm, ổ kéo dài cần phải đảm bảo chất lượng để không gây nhiễu. Trong trường hợp này, có lẽ không nên vì quá tiết kiệm mà mua đồ giá rẻ, lợi bất cập hại. “Hàng hiệu” là lựa chọn hàng đầu.
Tín hiệu điện trong nhà được truyền qua hệ thống dây dẫn điện và các thiết bị đấu nối (ổ cắm, phích cắm…). Adapter của modem hoặc router băng thông rộng sẽ được cắm vào một ổ điện có sẵn trong mạng điện, hoặc ổ nối dài.
Hệ thống dây điện và ổ cắm cũ kỹ có thể là một mối bận tâm vì rất dễ gây nhiễu, cung cấp nguồn điện không “sạch” cho thiết bị khiến tín hiệu mạng có thể không ổn định.
CÁC TIN LIÊN QUAN
- VNPT hợp tác với One Smart Star phát triển dịch vụ tra cứu thông tin DN
- Bán đấu giá lần 02 CP của VNPT tại Công ty Xây lắp BĐ miền Trung
- Tương lai của Băng rộng di động
- Bổ nhiệm 9 Phó TGĐ của VNPT-Net, VNPT-VinaPhone, VNPT-Media
- VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác với VietjetAir, HDBank và HDSaiSon
- Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 10 thành lập (2005-2015)
- VNPT Đà Nẵng: chính sách tri ân, giữ khách hàng dịch vụ MegaVNN
- VNPT bổ sung thêm 2 Phó Tổng Giám đốc và công bố quyết định thành lập 3 Tổng công ty
- Từ Viễn thông đến Xã hội thông tin toàn cầu, 150 năm nhìn lại
- VNPT sẽ ra mắt 3 tổng công ty mới
- Cáp quang AAG đã hoạt động ổn định trở lại
- Vinaphone ưu đãi dịch vụ Tri thức vàng
- Khách hàng của một số đài truyền hình sẽ bị tác động lớn khi áp dụng quản lý giá sàn truyền hình trả tiền
- Cuồng nhiệt thể thao cùng Sport247
- VNPT mở thêm 100G để đảm bảo lưu thoát lưu lượng và chất lượng sử dụng Internet
- Sự cố cáp quang biển AGG đang được xử lý
- Phần mềm quản lý bệnh viện của VNPT: Rút ngắn thời gian khám chữa bệnh
- Bộ TTTT sẽ mạnh tay ngăn chặn tin nhắn rác
- Từ 15/5, Truyền hình An Viên chuyển sang phát sóng qua vệ tinh VINASAT-2
- Nhận diện “chìa khóa” tái cấu trúc VNPT