TIN TỨC > TIN CHUYÊN NGÀNH
Có 56,508 người đã xem bài viết này!
Những trang mạng mang tên lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Đều là mạo danh
Tình trạng nhiều trang mạng xã hội mạo danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước rộ lên thời gian gần đây. Vậy, cơ quan quản lí nhà nước nhìn nhận vấn đề này như thế nào và đâu là giải pháp để xử lý? Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn |
- Tình trạng mạo danh chính khách trên mạng xã hội đang diễn ra phổ biến, xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về thực trạng này?
Hầu hết các mạng xã hội hiện nay chưa có cơ chế cho phép xác thực danh tính của người sử dụng. Người sử dụng mạng xã hội có thể tự lựa chọn cho mình tên tài khoản để sử dụng. Vì vậy, việc mạo danh có thể thực hiện một cách dễ dàng. Trên thực tế hiện nay trên mạng xã hội, có không ít trang blog và Facebook cá nhân mạo danh một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.Tôi xin khẳng định các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước không có blog và Facebook cá nhân, những trang blog và Facbook mang tên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều là mạo danh.
Mạng xã hội là nơi giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những người sử dụng. Rất nhiều thông tin đưa lên đó không phải là thông tin chính thống của Nhà nước hay các đồng chí lãnh đạo. Do vậy việc mạo danh của một cá nhân nào đó phát ngôn trên mạng xã hội không liên quan gì đến phát ngôn của nhà nước. Và bất kỳ phát ngôn của một cá nhân nào đó thì cá nhân đó tự chịu trách nhiệm trước luật pháp Việt Nam.
- Vậy Bộ TTTT có khuyến cáo gì với người dùng mạng xã hội?
Như trên đã đề cập, mạng xã hội đã tồn tại và phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây được xem là một phương tiện để kết nối bạn bè và chia sẻ thông tin. Do vậy tự cá nhân mỗi người phải chắt lọc thông tin cho mình vì đó không phải là kênh thông tin chính thống. Một trong những mục tiêu của mạng xã hội là nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Bản thân mỗi người phải tìm đến những nguồn thông tin chính thống hoặc đi tìm hiểu kỹ hơn về mức độ chính xác thông tin mà mình tiếp nhận. Vì thế tất cả những người dùng mạng xã hội đều phải lưu ý đến vấn đề bí mật đời tư và xâm phạm đến bí mật đời tư của người khác. Mỗi cá nhân tham gia mạng xã hội phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đưa ra.
Tóm lại, hiện nay, trên mạng xã hội, việc mạo danh các cá nhân, tổ chức, nhất là mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phục vụ các ý đồ xấu là hết sức nguy hiểm. Vì vậy, người sử dụng mạng xã hội cũng phải đề cao cảnh giác như cảnh giác đối với những kẻ mạo danh trong xã hội mà chúng ta vẫn thường bắt gặp.
- Làm thế nào để người dân phân biệt được đâu là trang mạng xã hội giả, đâu là trang chính thức của các chính khách, thưa Thứ trưởng?
Social Network còn gọi là mạng xã hội hay mạng xã hội ảo, vì tính chất đặc thù của nó như vậy, không nên đặt vấn đề thật giả mà nên đặt vấn đề từ góc độ đúng hoặc trái pháp luật.
Để phân biệt đâu là thông tin chính thống, đâu là thông tin không chính thống, đâu là trang giả mạo, theo tôi, cách đơn giản nhất là người sử dụng chỉ nên coi nguồn tin được phát ngôn từ người phát ngôn được chỉ định của cơ quan, tổ chức, hoặc thông tin được đưa lên trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, tổ chức đó, là thông tin chính thống. Còn lại, chỉ nên coi mạng xã hội là một trong những cách mà xã hội lan truyền, chia sẻ thông tin, thông tin đó chỉ có tính chất tham khảo; và người lan truyền thông tin sai sự thực sẽ bị xử lý theo pháp luật.
- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã công khai trang mạng xã hội của mình và nhận được nhiều sự ủng hộ. Với những trường hợp như Bộ trưởng Tiến, Bộ TTTT có biện pháp kỹ thuật nào để bảo vệ các trang mạng xã hội của chính khách hay không?
Việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến công khai trang mạng xã hội của mình có ý nghĩa cầu thị, nhưng như tôi đã nói ở trên, tất cả các phát ngôn chính thức đều phải thực hiện theo Quy chế phát ngôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg. Với tư cách là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, chúng tôi tôn trọng tất cả mọi ý kiến cá nhân.
- Hiện nay nhiều chính khách nhà nước sử dụng mạng xã hội là kênh giao tiếp với người dân. Theo Thứ trưởng, các chính khách nhà nước nên sử dụng mạng xã hội như thế nào?
Việc đưa thông tin chính thống lên các mạng xã hội sẽ giúp thông tin này được phổ biến nhanh hơn tới người sử dụng. Các cơ quan nhà nước nên sử dụng và tận dụng thế mạnh này của các mạng xã hội.
Các đồng chí lãnh đạo có thể sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân gắn liền với trang thông tin điện tử của đơn vị chủ quản để đăng tải thông tin chính thống và trao đổi, lắng nghe ý kiến của người dân. Đồng thời, vẫn có thể xem xét, tận dụng ưu thế của các mạng xã hội trong nước và nước ngoài bằng việc đưa các liên kết tới trang chính thống trên mạng xã hội này để đưa thông tin chính thống lên mạng xã hội, nhưng chỉ xem đó như là một công cụ cụ thể để truyền thông, tránh việc phụ thuộc vào một mạng xã hội cụ thể nào đó.
Còn từ góc độ cá nhân của các đồng chí lãnh đạo thì việc sử dụng mạng xã hội cũng như là một phương tiện để giao tiếp cá nhân, giao tiếp với bạn bè, chia sẻ cảm xúc của mình mà thôi.
- Thứ trưởng có dùng mạng xã hội không? Theo Thứ trưởng, việc dùng mạng xã hội mang lại những lợi ích gì?
Đứng về phương diện cá nhân tôi rất mê mạng xã hội, tôi thường xuyên sử dụng mạng xã hội và cũng có tài khoản Facebook riêng của mình. Đó là kênh giao tiếp với bạn bè của tôi. Việc sử dụng mạng xã hội giúp cho tôi giữ được mối quan hệ với bạn bè và người thân của mình.
- Có trang mạng xã hội nào mạo danh Thứ trưởng hay không? Nếu có mạo danh, điều đó ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của Thứ trưởng thế nào? Thứ trưởng đã làm gì để giải quyết trang mạo danh mình như thế nào?
Tôi không biết có ai mạo danh tôi hay chưa. Nếu có người mạo danh, làm ảnh hưởng đến cá nhân hoặc với tư cách là Thứ trưởng, thì người đó phải tự chịu trách nhiệm.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
P.V
Theo http://mic.gov.vn/
Theo http://mic.gov.vn/
CÁC TIN LIÊN QUAN
- Đà Nẵng: Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp
- NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM NHẰM PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI TẠI DIỄN ĐÀN CẤP CAO VỀ CÔNG NGHIỆP 4.0 NĂM 2021
- VNPT khuyến mại khủng cuối năm với tổng giải thưởng trị giá lên đến 3 tỷ đồng
- CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐẶC SẮC CỦA MYTV THÁNG 12
- MỜI BẠN DÙNG TIỀN ĐIỆN TỬ MOBILE MONEY CỦA VNPT
- Điểm mặt các trang web giả mạo VNPT Đà Nẵng để lừa đảo khách hàng
- VNPT ĐÀ NẴNG PHỐI HỢP VCCI TỔ CHỨC BUỔI HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ VỚI LÃNH ĐẠO 40 DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
- CẢNH BÁO : Các trang web của doanh nghiệp khác giả mạo VNPT để lừa đảo khách hàng
- Phó Bí thư thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết trao Quyết định chỉ định Bí thư Đảng ủy Viễn thông Đà Nẵng cho đồng chí Nguyễn Trung Hải
- ¬Hợp tác với VCCI Đà Nẵng xúc tiến chuyển đổi số doanh nghiệp địa bàn Đà Nẵng
- TRỢ THỦ ONG VÀNG VNPT VBEE
- CẢNH BÁO KHÁCH HÀNG VỀ CÁC WEBSITE GIẢ MẠO VNPT ĐÀ NẴNG
- ĐẢNG BỘ VNPT ĐÀ NẴNG HỖ TRỢ 40 TRIỆU ĐỒNG CHO CHO CÁC ĐỊA CHỈ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
- Đồng hành học sinh học trực tuyến
- ĐOÀN THANH NIÊN VNPT ĐÀ NẴNG ỦNG HỘ NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VƯỢT QUA DỊCH
- VNPT và Nokia hợp tác phát triển hạ tầng số, dịch vụ 5G
- HÃY CÙNG LÀM VIỆC VỚI TRỢ LÝ ẢO AMI CỦA VNPT
- VNPT ĐÀ NẴNG HOÀN THÀNH GẦN 5O KÊNH THUÊ THUÊ RIÊNG CHO TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG TRONG ĐIỀU KIỆN VÔ CÙNG KHÓ KHĂN DO COVID19
- VNPT ĐÀ NẴNG THẦN TỐC HOÀN THÀNH HƠN 300 CAMERA GIÁM SÁT AN NINH NGAY TRONG TUẪN LỄ THỰC HIỆN GIÃN CÁCH
- THÔNG BÁO TẠM NGỪNG MỘT SỐ KÊNH TRUYỀN HÌNH MYTV CỦA VNPT