TIN TỨC > TIN CHUYÊN NGÀNH
Có 34,235 người đã xem bài viết này!
Đặt kỳ vọng vào Mobile Money giữa bối cảnh Covid-19
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đẩy nhanh tốc độ triển khai Mobile Money để hỗ trợ cho phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt đang được Chính phủ đặt mức ưu tiên cao. Sau quá trình thẩm định và yêu cầu bổ sung hồ sơ, mới đây ngày 20/7/2021 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã hoàn thành bổ sung và trình lại hồ sơ cho các cơ quan chức năng. Việc sớm đưa Mobile Money vào đời sống đang được kỳ vọng là giải pháp tích cực giúp thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay tại Việt Nam.
Quy trình thẩm định nghiêm ngặt
Chỉ với điện thoại di động, không cần tài khoản ngân hàng hoặc internet, Mobile Money được kỳ vọng có thể trở thành công cụ hiệu quả giúp Chính phủ thúc đẩy phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng chính bởi tính quan trọng và khả năng tác động tới đời sống được dự đoán là rất lớn của dịch vụ này, việc thẩm định hồ sơ đăng ký xin cấp phép Mobile Money của các doanh nghiệp được các cơ quan chức năng thực hiện rất thận trọng.
Cuối tháng 4/2021, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành hành Quyết định 316/QĐ-TTg phê duyệt thí điểm Mobile Money, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ký quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money. Do đây là dịch vụ mới tại Việt Nam nên để triển khai đảm bảo an toàn, hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của cả 3 cơ quan nói trên trong việc thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi nộp hồ sơ lần 1, ba doanh nghiệp viễn thông là VNPT, Viettel và Mobifone đã được phản hồi, yêu cầu hoàn thiện thêm một số nội dung để trình Ngân hàng Nhà nước thẩm định lại. Tới hiện tại, VNPT là một trong những đơn vị đã hoàn thành nộp hồ sơ lần 2. Chia sẻ về quá trình nộp đề án Mobile Money, ông Nguyễn Sơn Hải – Đại diện VNPT cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, Ban, Ngành chức năng. Tuy chưa nhanh như mong đợi nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng đã chung tay, trực tiếp hoàn thiện cùng doanh nghiệp. Đây là việc cần thiết để Mobile Money khi đi vào thực tế có thể thuận lợi phát huy được những ưu thế của mình và giảm thiểu được những vấn đề phát sinh liên quan, qua đó đảm bảo quyền lợi và tính an toàn cho người dùng”.
Chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng cho triển khai thực tế
Được biết, các doanh nghiệp viễn thông đã tiến hành chuẩn bị cho Mobile Money từ rất sớm. Trong suốt khoảng 2 năm trước khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định cho phép thí điểm Mobile Money, các doanh nghiệp VNPT, Viettel và Mobifone đã phối hợp cùng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) để chuẩn bị nội dung Hồ sơ. Song song với đó là chuẩn bị sẵn sàng những phương án, điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, nhân sự và các chính sách liên quan.
Mobile money tích hợp vào ứng dụng VNPT Pay
Trong Quý I/2021, VNPT đã triển khai thí điểm Mobile Money nội bộ với hơn 40.000 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn trên toàn quốc. “Việc thí điểm nội bộ rất có ý nghĩa trong việc giúp chúng tôi diễn tập các kịch bản nghiệp vụ cũng như rà soát toàn trình và thử nghiệm mức độ thông suốt của hệ thống. Hiện tại, VNPT đã sẵn sàng để đưa Mobile Money ra thị trường chính thức, ngay khi được cấp phép” – Đại diện VNPT chia sẻ.
Có thể nói, sau quá trình làm việc tích cực và chuẩn bị kỹ lưỡng, hiện tại VNPT đã ở trạng thái sẵn sàng và đang rất trông đợi vào việc sớm có quyết định cấp phép triển khai Mobile Money từ Ngân hàng nhà nước.
Đẩy nhanh Mobile Money là nhu cầu cấp thiết nhằm thích ứng với dịch bệnh
Năm 2020, khi dịch Covid-19 có những dấu hiệu lan rộng, việc triển khai Mobile Money đã được xem là một nhu cầu cấp thiết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh, Chính phủ nhiều nước đã nhanh chóng đưa ra các quyết sách nhằm hạn chế việc tiếp xúc và sử dùng tiền mặt. Tại Việt Nam, Chỉ thị 11 ngày 04/3/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 đã đưa ra nhiều chỉ đạo cụ thể, trong đó việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thí điểm Mobile Money là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.
VNPT đã ở trạng thái sẵn sàng và đang rất trông đợi vào việc sớm có quyết định cấp phép triển khai Mobile Money từ Ngân hàng nhà nước
Nhờ khả năng vận hành chỉ cần tới mạng viễn thông mà không phụ thuộc vào internet hay tài khoản ngân hàng, Mobile Money không chỉ dễ dàng giúp thay thế tiền mặt trong các giao dịch nhỏ lẻ hàng ngày, mà còn là phương tiện phù hợp để Chính phủ giải ngân trực tiếp các khoản trợ cấp, hỗ trợ an sinh xã hội đến từng người dân thuộc nhóm yếu thế, chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
VNPT đã triển khai thí điểm Mobile Money nội bộ với hơn 40.000 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4 năm nay so với cùng kỳ năm 2020, lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có tăng trưởng ấn tượng tại tất cả các kênh: Internet tăng 65,9%; điện thoại di động tăng 86,3%; QR code tăng 95,7%. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng tài khoản ngân hàng chưa cao, nhưng mật độ thuê bao di động thì đạt trên 100%. Như vậy nếu được chính thức triển khai, Mobile Money sẽ là cú hích quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng của thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Với những lợi ích nêu trên, Mobile Money hứa hẹn một tương lai mà việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính được “bình dân hóa” và trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đặc biệt đối với cộng đồng khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đó là viễn cảnh gần mà tất cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đang cùng kỳ vọng./.
Mọi thông tin báo chí vui lòng liên hệ:
Mr Cao Hưng – VNPT VinaPhone
Email: 0918555666 ĐT: caohung@vnpt.vn
CÁC TIN LIÊN QUAN
- Livestream chia sẻ trực tuyến “Xu hướng Digital Marketing 2023 và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong kinh doanh”
- App VnEdu Connect - Trợ thủ đắc lực của phụ huynh học sinh
- Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2027
- VNPT ĐÀ NẴNG LÀ MỘT TRONG 15 ĐƠN VỊ XUẤT SẮC ĐƯỢC TẬP ĐOÀN KHEN THƯỞNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2022
- VNPT ĐÀ NẴNG KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ GIAI ĐOẠN 2023-2028
- VNPT MSS - Giải pháp an toàn thông tin hàng đầu đang được các doanh nghiệp tin dùng trong chuyển đổi số
- Bộ Công An và Tập đoàn VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác
- VNPT-iGate - Hệ thống một cửa liên thông điện tử phát huy hiệu quả tại nhiều tỉnh/tp và các Bộ, Ban, Ngành
- Cách quản lý nhà cung cấp điện toán đám mây
- VNPT Smart IR- công cụ bảo mật điểm cuối an toàn hàng đầu dành cho các doanh nghiệp
- TRUYỀN HÌNH MYTV CỦA VNPT THÁNG 5/2023 CÓ GÌ MỚI
- Tập đoàn VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác về Chuyển đổi số với Bộ Công an
- Cơ hội trúng thưởng điện thoại Samsung đời mới cùng nhiều phần quà giá trị khi mua sắm trên oneSME.vn
- Từ “Cloud First” đến “Cloud Smart”: Sự thay đổi mang tính chiến lược
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN VNPT ĐÀ NẴNG LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2023-2028 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- VNPT ĐÀ NẴNG – NHÀ TÀI TRỢ HẠ TẦNG THÔNG TIN ĐỘC QUYỀN TẠI SỰ KIỆN DEV DAY 2023
- VNPT ĐÀ NẴNG GẶP MẶT CÁM ƠN SỰ HỖ TRỢ CỦA ĐOÀN CÁN BỘ KỸ THUẬT VNPT NET3 VÀ VNPT IT3
- TRƯỞNG ĐẠI DIỆN VNPT TẠI ĐÀ NẴNG THƯỞNG THÀNH TÍCH NHÓM POWER BI
- TRƯỞNG ĐẠI DIỆN VNPT TẠI ĐÀ NẴNG THƯỞNG THÀNH TÍCH NHÓM LSS 9
- Cảnh giác trước các số điện thoại lạ mời chuẩn hóa thông tin thuê bao