TIN TỨC > TIN CHUYÊN NGÀNH

Có 54,141 người đã xem bài viết này!

Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son thăm và làm việc với VNPT Đà Nẵng

Ngày 08/7/2014, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với VNPT Đà Nẵng. Cùng đi có ông Trần Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn BCVTVN, ông Mai Văn Bình - Tổng giám đốc Công ty VMS.

Về phía Viễn thông Đà Nẵng có các đồng chí trong Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và giám đốc các Trung tâm Viễn thông, Trung tâm kinh doanh, TTĐHVT và TTTH.

Tại buổi làm việc ông Lương Hồng Khanh – Giám đốc VNPT Đà Nẵng đã báo cáo với Bộ trưởng về tình hình tái cơ cấu tổ chức bộ máy và tình hình hoạt động SXKD của VNPT Đà Nẵng sau khi thực hiện tái cấu trúc. Theo đó mô hình tổ chức mới từ ngày 01/04/2014, VNPT Đà Nẵng có 4 khối (khối kinh doanh, khối kỹ thuật, khối Điều hành và khối CNTT) với 8 Trung tâm, mô hình này đã đáp ứng đúng theo mô hình của Tập đoàn đã lựa chọn. Tổ chức sắp xếp lại lao động, giảm lao động gián tiếp, ưu tiên tập trung cho lao động kinh doanh và nhân lực cho công tác bán hàng. Trong thời gian đến VTĐN tiếp tục ổn định tổ chức, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp để phát triển SXKD tốt hơn, hiệu quả hơn.

Sau khi thực hiện tái cơ cấu theo mô hình tổ chức mới, VNPT Đà Nẵng tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển các dịch vụ Fiber, Vinaphone, CNTT và khai thác hiệu quả CSHT mạng. Nâng cao chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ và công tác CSKH; tiếp tục phối hợp tốt với Công ty VMS trong việc quản lý, cung cấp dịch vụ và khai thác CSHT.

Sau khi nghe báo cáo của VNPT Đà Nẵng, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận định, sự tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2014 đã chứng tỏ mô hình thí điểm của VNPT Đà Nẵng bước đầu đã phát huy hiệu quả. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị, trong thời gian tới, VNPT Đà Nẵng cần tiếp tục cùng Tập đoàn VNPT xây dựng mô hình, tổ chức bộ máy theo mô hình 3 lớp CSHT - dịch vụ - kinh doanh nhằm thể hiện sự chuyên biệt, chuyên nghiệp và hiệu quả. Để đạt được những kết quả tốt sau tái cấu trúc, VNPT Đà Nẵng cần quản trị theo mục tiêu, tiếp cận kịp thời cơ chế thị trường, giảm số lượng lao động gián tiếp không cần thiết, tinh chế sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, đổi mới trong việc phân công, phân cấp nguồn nhân lực.

VNPT Đà Nẵng cần tập trung đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ Vinaphone để tăng nguồn thu, tối ưu hoá chi phí mạng lưới với VNP để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cường phát triển và nâng cao ứng dụng các sản phẩm CNTT để phát triển các dịch vụ, phối hợp và duy trì tốt mối quan hệ với Vnpost, với VMS, với địa phương để cung cấp các sản phẩm dịch vụ.

Bộ TT&TT sẽ lưu ý các kiến nghị của VNPT Đà Nẵng về việc những nội dung liên quan của Thông tư 07/2000/TTLT-GTVBĐ ngày 11/12/2000 và có đề xuất với Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh chủ trương hỗ trợ các công trình BCVT nằm trong diện giải tỏa di dời, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông địa phương hoạt động hiệu quả.

 Phát biểu tại buổi làm việc, Ông Trần Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn BCVT Việt Nam nhấn mạnh, vấn đề trăn trở nhất trong quá trình tái cấu trúc chính là nguồn nhân lực, VNPT Đà Nẵng phải thấy được năng lực thực của từng người, đặt vào đúng vị trí để phát huy tốt nhất khả năng của họ, cũng như của toàn hệ thống. Mục đích của triển khai tái cơ cấu hoạt động SXKD dịch vụ Viễn thông và CNTT là: Hình thành hệ thống kinh doanh và kênh bán hàng chuyên nghiệp, song song với việc tổ chức hệ thống mạng lưới VT và CNTT hỗ trợ hiệu quả; Nâng cao sức cạnh tranh của VNPT thông qua chất lượng cung cấp dịch vụ, năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của đơn vị; thực hiện tách bạch rõ, riêng hoạt động của 2 khối kinh doanh và kỹ thuật trong cung cấp dịch vụ VT và CNTT.

Tổ chức lại các quy trình vận hành theo hướng chuyên nghiệp, xuyên suốt, rõ ràng, đơn giản, giảm thiểu sự chồng chéo. Tổ chức quản lý phải được thực hiện gọn nhẹ, hiệu quả; quản trị lao động theo hướng tăng cường lao động cho hoạt động kinh doanh, bán hàng; đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp, tận dụng tối đa lao động hiện có, giảm tỷ lệ lao động gián tiếp.

Trong quá trình triển khai, các đơn vị phải đảm bảo hoạt động SXKD ổn định; thực hiện đồng bộ hệ thống quản trị hiện đại, theo quy trình và chú trọng cả quản trị nhân lực; có cơ chế tạo động lực, kết hợp với hệ thống phần mềm hỗ trợ, giám sát hoạt động SXKD.

 

                                                                                                     Cẩm Anh

CÁC TIN LIÊN QUAN

Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9