TIN TỨC > TIN CHUYÊN NGÀNH
Có 57,236 người đã xem bài viết này!
Đà Nẵng cấp cho mỗi hộ nghèo 500.000 đồng mua đầu thu số DVB-T2
Đà Nẵng dự kiến chi tiền mặt để hỗ trợ 14.540 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của TP.Đà Nẵng mua đầu thu truyền hình số DVB-T2, thay vì tổ chức đầu thầu mua đầu thu rồi phát cho người nghèo. Định mức hỗ trợ mỗi hộ nghèo, cận nghèo là 500.000 đồng.
Đà Nẵng định cấp cho mỗi hộ nghèo 500.000 đồng để mua đầu thu số DVB-T2. |
Ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đang xây dựng dự thảo phương án triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 cho hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn của TP Đà Nẵng. Theo dự thảo này, Đà Nẵng sẽ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt thay vì nhà nước tổ chức đấu thầu, mua sắm đầu thu rồi phát cho hộ nghèo, cận nghèo như dự thảo Thông tư hướng dẫn mà Bộ TT&TT đang xây dựng.
Đà Nẵng đưa ra định mức mỗi hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 1 lần trong năm 2015, số tiền là 500.000 đồng. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho người nghèo được trích từ ngân sách của Đà Nẵng
Các hộ được hỗ trợ kinh phí phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Đà Nẵng, tính đến ngày 31/12/2014 và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các hộ được hỗ trợ phải đang sử dụng máy thu hình công nghệ tương tự chưa tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, chưa có đầu thu truyền hình số DVB-T2, chưa sử dụng bất kỳ một trong các phương thức truyền hình trả tiền như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình IPTV trong thời gian triển khai hỗ trợ. Đồng thời, phải có Đơn đề nghị nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất (có xác nhận của thôn/ tổ dân phố) gửi Sở TT&TT với cam kết trang bị đầu thu và không bán, cho, tặng đầu thu đã được hỗ trợ.
Cũng theo dự thảo này, việc triển khai hỗ trợ sẽ được thực hiện theo phương thức: Các hộ được hỗ trợ làm đơn đề nghị nhận hỗ trợ (theo mẫu) gửi UBND xã, phường xác nhận. Sau đó, UBND xã, phường thu nhận đơn đề nghị nhận hỗ trợ và lập danh sách gửi Sở TT&TT.
Sở TT&TT cấp kinh phí theo danh sách hợp lệ để UBND xã, phường phát tận tay đại diện các hộ được hỗ trợ, để mua đầu thu truyền hình số mặt đất như quy định. Các hộ được hỗ trợ tự mua và sử dụng đầu thu DVB-T2 đã hợp chuẩn, đồng thời nộp phiếu mua về UBND xã, phường trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày được hỗ trợ kinh phí. Tiếp đó, UBND xã, phường tổng hợp thông tin hộ đã nhận kinh phí hỗ trợ, phiếu mua đầu thu DVB-T2, gửi về Sở TT&TT.
Theo ông Cẩm, cách phát tiền trực tiếp này có lợi ích hơn cách mua sắm đầu thu để phát cho dân vì sẽ phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị vốn có (từ tổ/thôn). Thời gian triển khai nhanh, kịp thời với tiến độ ngắt sóng analog ở Đà Nẵng vì nếu tổ chức đấu thầu theo đúng quy trình mất khá nhiều thời gian, ít nhất cũng vài tháng. Cách làm này tiết kiệm được chi phí phát sinh cũng như không gây ra những hệ lụy (hoặc tiêu cực không đáng có trong quy trình mua sắm đầu thu, kể cả những phát sinh nếu chọn nhà cung cấp để phát phiếu mua hàng).
Tại Đà Nẵng, năm 2014 đã xóa hết số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, chỉ còn 3.600 hộ cận nghèo. Theo tiêu chuẩn địa phương (tiêu chuẩn riêng của TP.Đà Nẵng) số hộ nghèo là 6.946 hộ, hộ cận nghèo là 7.560 hộ, hộ gia đình chính sách nghèo là 34 hộ. Tổng số hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ đầu thu truyền hình số DVB-T2 theo chuẩn riêng của Đà Nẵng là 14.540 hộ.
Theo dự tính, nếu mỗi hộ nghèo được nhà nước chi khoảng 500.000 đồng để mua sắm đầu thu và anten thì trong số 3.600 hộ nghèo chuẩn địa phương ở Đà Nẵng ngân sách Trung ương chi khoảng 1,8 tỷ đồng. Còn lại, Đà Nẵng phải chi khoảng 8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để mua đầu thu cho hơn 14.540 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của TP.Đà Nẵng.
Bộ TT&TT đã đồng ý phương án: từ 1/7/2015 tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam sẽ tắt sóng 3 kênh truyền hình analog gồm: VTV Đà Nẵng, VTV6, kênh DTR1, còn lại các kênh truyền hình khác sẽ cắt sóng analog vào ngày 30/9/2015. Tuy nhiên, có một số ý kiến lo ngại phương án này của Đà Nẵng khi triển khai sẽ có một số phát sinh như: một số ít người dân sau khi nhận tiền không mua đầu thu truyền hình mà chi tiêu vào việc khác, hoặc có người do không biết sẽ mua nhầm phải đầu thu kém chất lượng.
M.Q (theo ICTnews)
CÁC TIN LIÊN QUAN
- Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT: "VinaPhone phải lấy lại những gì đã mất"
- Đảng ủy Viễn thông Đà Nẵng tổ chức buổi nói chuyện thời sự chuyên đề về tình hình biển Đông
- Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son thăm và làm việc với VNPT Đà Nẵng
- Khuyến mại nạp thẻ ngày vàng 10/07/2014
- Viễn thông Đà Nẵng triển khai chương trình khuyến mại thiết bị đầu cuối dành cho thuê bao VinaPhone trả sau Quý 3/2014
- VinaPhone ra mắt gói cước Biển đảo
- TẬP ĐOÀN VNPT TỔ CHỨC HỘI NGHỊ GIAO BAN CHUYÊN ĐỀ DỊCH VỤ
- Viễn thông Đà Nẵng thăm và chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
- Khuyến mãi FiberVNN tháng 06 và 07/2014
- Hội nghị Cụm Kinh doanh và Phòng chống thiên tai năm 2014
- VNPT Đà Nẵng tổ chức hội nghị Đại lý Bán hàng Vinaphone 2014
- Khai trương điểm giao dịch 199 Cách mạng tháng 8 và 244 Tôn Đức Thắng
- Viễn thông Đà Nẵng tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng BSC trong giao, kiểm soát, đánh giá, thực hiện SXKD và phương pháp trả lương 3PS
- Đảng ủy Viễn thông Đà Nẵng tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập các Chi, Đảng bộ bộ phận trực thuộc
- Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị Tuyên dương khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu
- Viễn thông Đà Nẵng tổ chức lớp tập huấn Hệ thống Dịch vụ Khách hàng CSS cho cán bộ IT Viễn thông các tỉnh thành khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
- Viễn thông Đà Nẵng trao thưởng cho sinh viên đạt giải trong kỳ thi sinh viên giỏi ĐHĐN năm 2014
- Ra mắt bộ tài liệu văn hóa VNPT
- Hội nghị “Ngày Khoa học và Công nghệ VNPT 2014”
- CẢNH BÁO TRƯỜNG HỢP MẠO DANH VNPT LỪA ĐẢO KHÁCH HÀNG QUA HÌNH THỨC NHẮC NỢ.