TIN TỨC > CHUYÊN MỤC ĐOÀN THANH NIÊN
Có 12,549 người đã xem bài viết này!
Bác Hồ với tinh thần tự học
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Nguồn: Sưu tầm.
CÁC TIN LIÊN QUAN
- Đoàn Thanh niên VNPT Đà Nẵng tham gia Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết 43-NQ/TW
- Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị
- Sự ra đời và ý nghĩa ngày Sách Việt Nam 21/4
- Thời gian quý báu lắm
- 10 lợi ích không ngờ của việc đọc sách
- Bài học về sự tiết kiệm
- Chiếc đồng hồ - Bài học về sự đoàn kết
- Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 04/2019
- Nước nóng, nước nguội - Học cách ứng xử
- Đoàn Thanh niên VNPT Đà Nẵng tham gia chương trình tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
- Đoàn Thanh niên VNPT Đà Nẵng tình nguyện vì cộng đồng
- ĐOÀN THANH NIÊN VNPT ĐÀ NẴNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH VỀ NGUỒN HƯỞNG ỨNG KỶ NIỆM 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA BÁC HỒ
- Đoàn Thanh niên VNPT Đà Nẵng với các hoạt động thiết thực kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM
- CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GẮN VỚI VIỆC PHÁT HUY DÂN CHỦ, CHĂM LO VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THANH THIẾU NHI
- Inforaphic về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ Đoàn
- Đoàn Thanh niên VNPT Đà Nẵng phối hợp thực hiện cầu truyền hình trực tuyến buổi đối thoại với Trung ương Đoàn tại điểm cầu TP Đà Nẵng
- Đoàn Thanh niên VNPT Đà Nẵng chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
- Hai tàu huấn luyện của Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng