TIN TỨC > TIN CHUYÊN NGÀNH
Có 51,732 người đã xem bài viết này!
Một số nội dung nổi bật tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước ngành TT&TT quý 1
Các DN đạt kết quả kinh doanh tốt trong 3 tháng đầu năm
Tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước ngành TT&TT quý 1 diễn ra sáng ngày 3/4, các doanh nghiệp VNPT, Viettel, MobiFone đều cho biết tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều điểm sáng.
VNPT: 3 tháng đầu năm lợi nhuận tăng trưởng 15,7% so với cùng kỳ, các công ty con lợi nhuận đạt 30% so với cùng kỳ, doanh thu tăng 7,3%, lợi nhuận 26,3%, có công ty con đạt 234% so với cùng kỳ. Khối công nghiệp tăng trưởng tốt. Thuê bao điện thoại cố định VNPT âm 92.000 thuê bao, thuê bao di động phát triển mới 2,3 triệu thuê bao di động, tăng 61% so với cùng kỳ. Thuê bao băng rộng đang dịch chuyển rất lớn từ thuê bao cáp đồng sang cáp quang. Thuê bao MegaVNN giảm, cáp quang tăng hơn 47,5% so với cùng kỳ. Viettel: đạt tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó đóng góp lớn nhất là từ mảng kinh doanh nước ngoài - tăng trưởng 28% so với cùng kỳ. Viettel bắt đầu kinh doanh nước ngoài tại thị trường mới, bắt đầu thử tại Burundi. Các đóng góp khác cho doanh thu còn đến từ sản xuất thiết bị dân sự, quân sự, nghiên cứu phát triển và phần mềm. Các chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách đều đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra. MobiFone: doanh thu của MobiFone đạt 8.556 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ, tương ứng 23,3% kế hoạch năm, lợi nhuận đạt 2.086 tỷ đồng, tăng 1,16%, tương ứng 30% kế hoạch năm. MobiFone đã triển khai 11/30 dịch vụ theo kế hoạch. Dịch vụ giá trị gia tăng tăng 16%, dịch vụ data tăng 27% về doanh thu, ứng dụng thông tin trong mạng quản lý data và triển khai bán hàng, quản lý dòng tiền, doanh thu đến tận người bán. Trong Quý II, dự kiến kế hoạch doanh thu MobiFone đạt 9460 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1786 tỷ đồng. Sẽ phát triển 3 triệu thuê bao và sẽ tăng tốc do tổ chức đã ổn định, sẽ triển khai mạng theo định hướng quản lý kênh phân phối, xây dựng lại hình ảnh, chạy các chiến dịch, hiệu chỉnh các chính sách, chạy đúng các khách hàng có nhu cầu.
Viettel đề nghị bỏ chế độ ưu đãi về giá cước với các nhà mạng nhỏ, xin cấp 1 triệu số để cung cấp dịch vụ M2M
Viettel đã đề xuất nên có hướng dẫn mới về giá thành theo cơ chế quản lý mới để thị trường theo hướng mở. Cụ thể, nhà nước quản lý giá cước theo cơ chế giá trần và giá sàn, không nên có cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp nhỏ như hiện nay. Trên cơ chế giá trần và giá sàn các doanh nghiệp sẽ tự xây dựng giá cước trên cơ sở không được bán dưới giá sàn. Nhà mạng này viện chứng việc phải cạnh tranh bình đẳng với các mạng lớn ở nhiều quốc gia khác mà không hề có ưu đãi nào. Trong vài năm nay, Bộ TT&TT vẫn áp dụng các chính sách ưu đãi cho các mạng nhỏ như Gmobile, Vietnamobile nhưng không thấy Viettel có ý kiến gì. Vì vậy, đây có thể coi là một động thái chuẩn bị trước thông tin VinaPhone có thể sẽ không nằm trong danh sách doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (dưới 30%) và sẽ được hưởng một số ưu đãi về việc ban hành giá cước, khuyến mại so với Viettel và MobiFone. Nhà mạng này cũng xin cấp 1 triệu số để cung cấp dịch vụ M2M và kiến nghị Bộ TT&TT cho sửa đổi quy định về giới hạn số lượng sử dụng thuê bao đối với cá nhân bởi sắp tới xu hướng phát triển mạnh các dịch vụ M2M. Bộ TT&TT cho biết việc cấp đầu số cho các dịch vụ M2M đã được Bộ nghiên cứu và đang xem xét đề nghị này.
MobiFone phải chọn được nhà tư vấn cổ phần hóa trong tháng 4
Để kịp xác định được giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hóa trong Quý III/2015 theo chỉ đạo của Chính phủ, MobiFone cần phải tiến hành lựa chọn nhà tư vấn đủ điều kiện ngay trong tháng 4. Hiện tại, MobiFone đã sắp xếp xong tổ chức bộ máy, bổ nhiệm những nhân sự, lãnh đạo, vị trí mới (ổn định tổ chức của 20 ban và 20 đơn vị trực thuộc, bổ nhiệm 110 cán bộ lãnh đạo, chia tách các đơn vị tuyến dưới đã hoàn chỉnh). Bộ sẽ sớm kiện toàn chức danh Chủ tịch HĐTV và HĐTV cho MobiFone trong thời gian tới (hiện Tổng giám đốc Lê Nam Trà vẫn đang được giao kiêm nhiệm Chức vụ Chủ tịch) để đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa. Việc thuê được nhà tư vấn trong tháng 4 là một bước đi rất quan trọng, đảm bảo cho lộ trình cổ phần hóa MobiFone đi theo đúng tiến độ đặt ra. Nếu muộn hơn, rất có thể sẽ không kịp trình giá trị doanh nghiệp và phương án CPH lên Chính phủ trong Quý 3 như kế hoạch.Tuy nhiên, bên cạnh lựa chọn nhà tư vấn thì quyết định đối tác chiến lược nước ngoài cũng là vấn đề rất quan trọng. Hồi đầu tháng 3, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải từng yêu cầu MobiFone xem xét, đề xuất đối tác chiến lược nước ngoài để trình Bộ TTTT dựa trên các tiêu chí về kinh nghiệm thị trường, uy tín, nguồn vốn, công nghệ….Theo kế hoạch, ngày 31/3 vừa qua cũng là ngày chốt số liệu và tính giá trị vốn của MobiFone.
VNPT và MobiFone có thể được hưởng cơ chế tiền lương như Viettel
Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết tại hội nghị thường kỳ của Chính phủ mới đây, Thủ tướng Chính phủ đánh giá 29 doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện tái cơ cấu, hoặc cổ phần hóa đều có doanh thu và lợi nhuận cao hơn trước. Trong đó, các doanh nghiệp trong ngành viễn thông như VNPT, VTC, MobiFone sau khi tái cơ cấu đã hoạt động ổn định, đạt doanh thu và lợi nhuận cao, VietnamPost sau khi tách khỏi VNPT cũng đã làm ăn có lãi, điều đó chứng tỏ việc tái cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành TT&TT đang đi đúng hướng. Nếu VNPT và MobiFone kinh doanh đạt hiệu quả hơn nữa, Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu để trình Chính phủ cho 2 doanh nghiệp này được hưởng cơ chế tiền lương đặc thù như Viettel để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp viễn thông trong ngành.
40.000 tên miền tiếng Việt bị thu hồi
Trong quý 1/2015, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã rà soát thanh lọc và thu hồi 40.000 tên miền tiếng Việt chưa đưa vào sử dụng. Cũng theo thông tin từ VNNIC, trong quý 1/2015 đã phát triển mới được 21.094 tên miền truyền thống “.vn”, tổng số tên miền “.vn” đang duy trì là 306.557; có 16.818 tên miền tiếng Việt đăng ký mới, tổng số tên miền tiếng Việt đạt 954.984; có 07 khối /22 địa chỉ IPv4 được cấp mới, tổng số địa chỉ Ipv4 của Việt Nam là 15.638.272 địa chỉ; không có khối địa chỉ IPv6 nào được cấp mới, tổng số các vùng địa chỉ Ipv6 là 24 khối /48 và 19 khối /32. Hiện có 137.110 tên miền quốc tế đã thông báo trên trang http://thongbaotenmien.vn .
CÁC TIN LIÊN QUAN
- VNPT Đà Nẵng cung cấp công nghệ quản lý giáo dục thông minh cho Thành phố
- VNPT Đà Nẵng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại Hoà Bắc 75 triệu đồng
- VNPT ĐÀ NẴNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN
- Đà Nẵng “bắt tay” VNPT xây dựng thành phố thông minh
- Chủ tịch Đà Nẵng: Thành phố thông minh phải có cách làm thông minh
- Đà Nẵng ký kết đẩy nhanh tốc độ triển khai đô thị thông minh với Tập đoàn VNPT
- Thành Phố Đà Nẵng hợp tác với VNPT xây dựng Thành phố thông minh
- VNPT ĐÀ NẴNG GẶP MẶT THÂN MẬT CÁN BỘ HƯU TRÍ
- GIẢI THỂ THAO CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- TẬP ĐOÀN TỔ CHỨC SƠ KẾT 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG
- LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN VIẾNG NHANG ĐÀI TƯỞNG NIỆM LIỆT SỸ GIAO BƯU
- VNPT ĐƯỢC ĐÀ NẴNG LỰA CHỌN LÀ ĐỐI TÁC TRIỂN KHAI THÀNH PHỐ THÔNG MINH
- CẢNH BÁO VỀ VIỆC MẠO DANH CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI, FILE SCAN TÀI LIỆU GIẢ MẠO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐỂ LỪA ĐẢO
- Chính thức ra mắt Công ty Công nghệ thông tin VNPT
- Viễn thông Đà Nẵng, Trung tâm Kinh doanh VNPT-Đà Nẵng được UBND Thành phố tặng Cờ thi đua Xuất sắc và Bằng khen về thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua năm 2017
- VNPT-IT có hàng nghìn kỹ sư phát triển sản phẩm công nghệ mới
- VNPT gây bất ngờ tại Sao Khuê 2018 khi có tới 3 giải pháp CNTT được vinh danh
- VinaPhone khuyến nghị khách hàng đến đăng ký thông tin thuê bao
- VNPT được chon cung cấp dịch vụ CNTT cho Hội nghị nhóm thông tin vô tuyến của APT lần 23
- Cảnh giác với những hành vi gian lận cước viễn thông